Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa: Tri ân các bậc tiền nhân có công
Ngày 3.1, tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định (TP.Quy Nhơn, Bình Định), Ban điều hành Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định đã trao tiền hỗ trợ cho các tài năng trẻ lần thứ nhất.Theo đó, ban tổ chức đã trao hỗ trợ cho 7 tài năng trẻ, gồm 1 diễn viên được hỗ trợ A (3 triệu đồng/người) và 6 diễn viên, tác giả được hỗ trợ B (2 triệu đồng/người).Trong đó, 5 nghệ sĩ hoạt động sân khấu chuyên nghiệp và 2 nghệ sĩ không chuyên; có 4 nghệ sĩ thuộc thể loại hát bội, 2 nghệ sĩ thuộc thể loại bài chòi và 1 tác giả kịch bản. Đây là các nghệ sĩ và tác giả trẻ, có hoàn cảnh khó khăn, đạt thành tích tốt trong các hoạt động sân khấu hát bội, bài chòi trong năm 2023 và 2024. Phát biểu tại buổi lễ, các nghệ sĩ trẻ không giấu được sự xúc động khi nhắc về nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn và những đóng góp của ông cho nghệ thuật hát bội và bài chòi.Nghệ sĩ Nguyễn Thị Diễm Thy (Đoàn hát bội Nhơn Hưng, TX.An Nhơn, Bình Định) cho rằng, để được xướng tên tại lễ trao hỗ trợ của Quỹ Vũ Ngọc Liễn là cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện không ngừng nghỉ của các nghệ sĩ trẻ. Cùng với sự truyền dạy, khích lệ của các nghệ sĩ đi trước, sự hỗ trợ từ Quỹ Vũ Ngọc Liễn đã động viên các nghệ sĩ trẻ vượt lên chính mình, vượt qua khó khăn để đạt thành tích tốt hơn trong hoạt động sân khấu.Tác giả kịch bản Lê Công Phượng (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Bình Định) cho rằng nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn đã trân quý dành cả cuộc đời mình tận hiến cho việc nghiên cứu, bảo tồn, phát triển hát bội và bài chòi. Thành quả ông đã để lại cho ngành sân khấu nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm quý như: Đào Tấn tuồng hát bội, Đào Tấn thơ và từ, Đào Tấn qua thư tịch, Góp nhặt dọc đường… Không chỉ để lại cho đời những tài liệu quý, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn còn để lại cho chúng ta cả một trái tim, một niềm khát vọng về sự trường tồn của nghệ thuật hát bội và bài chòi… Minh chứng cho điều này chính là việc ông đã đứng ra cùng với ông Vũ Hoàng Hà, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định; nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng; nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn An Pha… kêu gọi thành lập Quỹ Vũ Ngọc Liễn với mục đích khuyến tài hát bội và bài chòi Bình Định. "Qua nhiều năm hoạt động, quỹ đã trao nhiều giải thưởng cho đội ngũ nghệ sĩ của loại hình nghệ thuật hát bội và bài chòi. Đây là nguồn động viên tinh thần quý giá cho các văn nghệ sĩ trẻ trong việc theo nghiệp tổ, giữ nghề", anh Lê Công Phượng nhấn mạnh.Năm 2012, nhân dịp được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn trích một phần từ giải thưởng này để thành lập Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Khuyến tài hát bội, bài chòi Bình Định, sau đổi tên thành Giải thưởng Vũ Ngọc Liễn với sự tham gia đóng góp của nhiều người. Qua 10 năm hoạt động (2012 - 2022), Giải thưởng Vũ Ngọc Liễn chuyển đổi thành Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định từ ngày 20.6.2023. Số tiền tồn quỹ đến trước khi trao hỗ trợ lần thứ nhất hơn 271 triệu đồng.Theo TS Võ Ngọc Vĩnh, đại diện gia đình nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, giải thưởng trước đây và Quỹ Vũ Ngọc Liễn hiện nay đều có chung mục đích khuyến khích và hỗ trợ cho lớp nghệ sĩ trẻ của Bình Định về hát bội, bài chòi không phân biệt chuyên nghiệp hay nghiệp dư; nhằm kích thích sự phát triển tài năng, nuôi dưỡng sức sống nghệ thuật cho ngày mai, góp phần giữ gìn, vun đắp và phát huy nghệ thuật truyền thống ông cha để lại. Qua 7 lần giải thưởng và trao hỗ trợ lần thứ nhất từ Quỹ Vũ Ngọc Liễn đã có 73 lượt nghệ sĩ trẻ (gồm 34 nghệ sĩ) được trao giải và hỗ trợ. Trong đó, 5 nghệ sĩ đã vinh dự đạt danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, gồm: Nguyễn Đức Thành, Thu Thẳm (hát bội), Dương Nữ Thùy Dung, Nguyễn Phương Phú, Hoài Tâm (bài chòi).Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (1924 – 2013) sinh ở TP.Quy Nhơn, tham gia đoàn hát và nghiên cứu hát bội từ khi còn trẻ. Năm 1954, ông tập kết ra miền Bắc, sau đó tham gia học tập, nghiên cứu tại Hý khúc Học viện (Bắc Kinh, Trung Quốc). Khi về nước, ông công tác tại Phòng Nghệ thuật thuộc Cục Biểu diễn, sau đó phụ trách Phòng nghiên cứu Nhà hát tuồng Đào Tấn. Năm 1986, ông nghỉ hưu và tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch các tư liệu Hán Nôm liên quan đến văn hóa hát bội Bình Định.Các tác phẩm tiêu biểu của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn: Thư mục tư liệu Đào Tấn, Kẻ sĩ đất Thang Mộc, Góp nhặt dọc đường (1, 2), Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu – ông đồ nghệ sĩ… Đặc biệt, bộ ba sách về Đào Tấn: Đào Tấn – thơ và từ, Đào Tấn – tuồng hát bội, Đào Tấn – qua thư tịch được trao tặng giải A của giải Xuân Diệu – Đào Tấn (Bình Định) và Giải thưởng Nhà nước năm 2012.Chuyển đổi số giúp tăng hiệu quả trong lĩnh vực y tế
Vô tinh không phải do tinh hoàn: Tinh hoàn hoạt động bình thường, nhưng các yếu tố bên ngoài hệ thống sinh sản khiến cho tinh hoàn không thể sản xuất tinh trùng.
Châu Âu chọn phụ nữ làm lãnh đạo
Ngày 9.3, anh Ndu Ha Biên, Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Lâm Đồng cho biết trong Tháng Thanh niên 2025, đoàn viên, thanh niên các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh chung tay thực hiện nhiều công trình thiết thực hướng đến cộng đồng.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm đã xây dựng 5 công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn; bàn giao công trình thắp sáng đường quê dài 5km, giúp người dân đi lại thuận tiện và an toàn hơn vào ban đêm. Trao tặng 2 giếng nước sạch, cung cấp nguồn nước ổn định cho nhiều hộ gia đình; triển khai hệ thống camera giám sát môi trường và an ninh nhằm đảm bảo trật tự, an toàn trong khu dân cư...Bên cạnh đó, các cấp bộ đoàn đã tổ chức hơn 152 đợt ra quân vệ sinh môi trường, thành lập nhiều đội hình "Bình dân học vụ số" giúp người dân cập nhật thông tin, tham gia chính quyền số…Thanh niên chung tay trồng mới hơn 3.000 cây xanh, vận động hiến hơn 1.000 đơn vị máu gởi các bệnh viện phục vụ việc cứu người; đồng thời trao tặng hàng nghìn phần quà, học bổng, xe đạp cho học sinh nghèo, phát động phong trào gửi tiết kiệm vì người nghèo đã thu hút đông đảo thanh niên tham gia,Ngoài ra, tuổi trẻ Lâm Đồng còn thực hiện hơn 30 tuyến đường cờ thanh niên, các tuyến đường thanh niên tự quản theo tiêu chí Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp, cùng nhiều công trình, phần việc khác. Đáng chú ý, các hoạt động này đã thu hút hơn 50.000 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia, với tổng giá trị làm lợi an sinh xã hội ước tính hơn 1,5 tỉ đồng.Anh Ndu Ha Biên chia sẻ, Tháng Thanh niên cũng là dịp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, là cơ hội để đoàn viên, thanh niên chung tay thực hiện những công trình thiết thực hướng đến cộng đồng và thực hiện thắng lợi Nghị quyết 36 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh.
Đội Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP.HCM là một trong những đội bóng mạnh của bóng đá sinh viên khu vực phía Nam. Tại vòng chung kết giải bóng đá sinh viên toàn quốc 2017 ở Hà Nội, đội dừng bước ở bán kết trên chấm penalty và nhận HCĐ.
Chàng trai từng 'lang bạt', sống ở nhà người lạ suốt 1 năm
Báo cáo tại cuộc họp của Ban chỉ đạo dự án điện hạt nhân sáng 4.2, Bộ Công thương cho biết đang thực hiện việc rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Trong đó, bổ sung dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và nghiên cứu, quy hoạch phát triển các nhà máy điện hạt nhân mới. Bộ KH-CN đang đề xuất sửa luật Năng lượng nguyên tử; xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ đặc biệt cấp quốc gia về công nghệ và an toàn hạt nhân; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân.Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ KH-CN chủ trì khẩn trương hoàn thiện sửa đổi, bổ sung luật Năng lượng nguyên tử để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9.Về cơ chế, chính sách đặc thù như về mặt bằng, tái định cư, sinh kế cho người dân, tổng diện tích đất sử dụng, chỉ định thầu, rút ngắn thời gian…, các bộ, ngành đề xuất trước ngày 15.2. Bộ Công thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ để đề xuất cấp có thẩm quyền, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9.Về tiến độ, Thủ tướng nêu rõ, phải rút ngắn thời gian hoàn thành dự án so với dự kiến trước đây, chậm nhất tới 31.12.2031 phải hoàn thành và phấn đấu hoàn thành trước 31.12.2030 vào dịp kỷ niệm 85 năm thành lập nước, 100 năm thành lập Đảng. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan phải xây dựng tiến độ theo mục tiêu này.Thủ tướng giao EVN làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Petrovietnam làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. EVN, Petrovietnam và các cơ quan ngay trong tháng 2 cử đoàn công tác đàm phán với các đối tác nước ngoài, chú ý phải có đối tác dự phòng để sẵn sàng trong mọi tình huống.Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý, việc xác định quy mô, công suất, tổng mức đầu tư các nhà máy được xác định trên cơ sở đàm phán với các đối tác và cập nhật phù hợp với tình hình mới, từ đó cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.Các bộ, ngành khẩn trương rà soát, tập hợp những người đã được đào tạo trong lĩnh vực điện hạt nhân và các lĩnh vực liên quan, đào tạo bổ sung và có cơ chế, chính sách để thu hút nguồn nhân lực, trong đó cần chú ý người tổng chỉ huy, tổng công trình sư của dự án. Thủ tướng yêu cầu tỉnh Ninh Thuận triển khai ngay công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư. Bộ Tài chính cấp đủ ngân sách để trong năm 2025 phải hoàn thành việc di dời và ổn định nơi ở, sinh kế cho người dân, bảo đảm nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ. Đồng thời, kêu gọi hợp tác công tư, thu hút đầu tư… để khai thác dân dụng sân bay Thành Sơn.Bộ Công thương khẩn trương trình dự thảo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh liên quan điện hạt nhân trước ngày 28.2. Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy gồm 2 tổ máy. Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, H.Thuận Nam. Nhà máy Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải.